Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Phải Thế Không - NUTB Số 1110


Điều khác biệt trong đời - Truyện ngắn



Điu khác bit trong đi…
Truyện ngắn
Đơn Phương Thạch Thảo
Nam Úc Tuần Báo (South Austraia)
Số 1127 Thứ Sáu 22.12.2017

Tình yêu trả lại trăng sao - HTMH is singing



Tình yêu trả lại trăng sao
HTMH is singing
https://www.youtube.com/watch?v=PT4hDR8HMRw

Mưa Sài Gòn - Nhạc



Mưa Sài Gòn
Thơ: Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Nhạc & Phối khí: Trần Hữu Bích
Ca sĩ: Vân Khánh

Em Biết Chiều Nay

x134

Em Biết  Chiu  Nay

Em biết chiều nay khi nắng phai

Hàng cây buồn bã trên phố dài

Em bên khung cửa hờ hững khép

Tiếng lá rơi thầm ngỡ bước ai

 

Em biết rằng khi anh đi rồi

Lời nào có hứa cũng vậy thôi

Chia tay ai biết là mãi mãi

Con đường từ đó cũng chia đôi

 

Mùa Xuân với em có nghĩa gì

Khi cung đàn nắn khúc biệt ly

Hồn em một cõi đầy hiu quạnh

Giọt nhớ âm thầm trên khoé mi

 

Em biết chiều nay khi nắng tàn

Vườn Xuân lạnh lẽo gió lang thang

Em bên khung cửa hờ hững khép

Đan mộng, chỉ toàn mộng dở dang…

Hồ  Thụy  Mỹ  Hạnh

* Nam Úc Tuần Báo (Adelaide Australia) Số 668 Thứ Sáu 31.10.2008

Chuyn phim bun

Phm Duy

https://youtu.be/r52F0SyneS0?si=fhaCwZxCKeueRNwF


Nỗi Niềm Tháng Chạp

x133

Ni  Nim Tháng Chp

Tháng chạp, những loài hoa ngủ bên vệ đường

Bỗng choàng thức giấc

Tháng chạp, em bơ vơ ra phố một mình

Nghe mùa Xuân gọi

Không gian chừng như hỏi

Đã qua mùa Đông chưa?

Tháng chạp không có những chiều mưa

Mà cao nguyên vẫn lạnh

Mộng xưa đã tràn lấp lánh

Trên bờ mi em

Tháng chạp chìm trong đêm

Tình yêu trốn vào quá khứ

Chỉ có em đường dài vẫn cứ

Kiếm tìm anh

Tháng chạp buồn những nốt nhạc xanh

Em rải vào đêm vắng

Xuân đến không thầm lặng

Như lòng em nhớ anh.

Hồ Thụy Mỹ Hạnh

 

Ngày mai không có anh trong đời

Nhạc ngoại lời Việt

https://youtu.be/N49ugGmfMk0?si=IEaq_Ra6_STbxnzs

 

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Con Đường Xưa Em Đi - HTMH is singing



Con Đường Xưa Em Đi:

Dư Âm - Truyện ngắn




x17.

Truyện ngắn

Dư Âm

Hồ Thụy  Mỹ Hạnh

 

Tôi mở rộng cánh cửa, ánh nắng yếu ớt của một buổi chiều sắp tàn hắt qua thềm, người thanh niên vừa gõ cửa đứng trước tôi. Tôi biết đó là người hàng xóm trọ ở căn nhà đối diện nhà tôi. Dù con hẻm cách chừng chục mét nhưng tôi chưa bao giờ trò chuyện, thậm chí là chưa chào hỏi xã giao.

Trong tay anh ta cầm một thứ gì đó như tấm bìa cứng hoặc một tấm hình, tôi gật đầu chào vừa đưa mắt dò hỏi. Anh ta ngập ngừng:

- Đây là một việc có thể làm cô không hài lòng nhưng tôi đã trót thực hiện, chỉ có điều tôi nên giao nó cho cô hơn là tôi giữ, nếu cô vui lòng thì xin hãy xem đây là một quà tặng…

Anh ta vừa nói vừa chìa ra một bức tranh, tôi liếc nhanh, một khung cửa sổ với một người con gái có mái tóc dài buông xõa trên vai và hoa, và lá…

Tranh vẽ bằng bút chì, tôi nghĩ thế và hiểu ngay đó là tôi dù chỉ giống nhất mái tóc và cặp kính cận. Hơi bất ngờ, tôi tròn mắt hỏi:

- Anh đã vẽ tôi ư? Lúc nào vậy?

Anh ta mỉm cười:

- Những buổi chiều, khi tôi tình cờ trông thấy…

Một cảm giác thú vị len vào tôi. Tuy nhiên tôi thấy bối rối chưa biết xử trí ra sao? Nếu là một thứ tặng vật nào khác từ một người mà cả cái tên tôi còn chưa biết thì chắc chắn rằng tôi không nhận, nhưng đây lại là chân dung của tôi, nếu không nhận có nghĩa là muốn anh ta phải giữ. Tôi còn đang phân vân thì bức tranh đã được đặt vào tay, tôi chưa kịp nói lời cám ơn cho phải phép, anh ta đã quay bước, một người ít lời, tôi nghĩ thế.

 

Từ hôm đó cánh cửa nhà tôi luôn khép lại và tôi cũng ngại đứng  bên cửa sổ ngóng nhìn trời đất như thói quen. Anh ta ít nhiều đã gây cho tôi sự chú ý. Giờ thì tôi biết anh ta làm việc gì, làm ở đâu, đi, về khoảng mấy giờ và cả cái tên Thụy dịu dàng như tên con gái.

Sau lần mang tranh tặng tôi, anh ta không hề có biểu hiện gì tỏ ra muốn tìm cách làm quen với tôi. Căn phòng  “bên ấy” cũng thường xuyên khép cửa. Tôi và anh ta lại không tình cờ gặp nhau ở đâu cả, nên sự xa lạ vẫn như lúc ban đầu. Còn bức tranh anh ta vẽ cùng với những suy đoán trước đây của tôi, được tôi cất vào một góc suy nghĩ chờ lãng quên.

Và khi tôi không còn quan tâm đến người hàng xóm ấy nữa thì có một đêm tôi thức giấc vào giữa khuya. Trong không gian yên tĩnh, tiếng  guitar từ đâu văng vẳng vọng đến bên tôi, tiếng đàn quyện vào tiếng hát trầm ấm, cô đơn và lời ca buồn đến se lòng.

Tôi bật dậy lắng nghe, chuổi âm thanh mơ hồ như không thực kéo tôi đi về phía cửa sổ, tôi mở hé cửa nhìn ra ngoài, dưới hiên nhà đối diện có một người đang ngồi đàn trong bóng tối, tôi không biết đó là ai vì trong căn nhà ấy có mấy người cùng trọ. Tiếng đàn và giọng hát trầm ấm kia như có ma lực cuốn hút tôi.

“…Thôi xin ơn đời trong cơn mê này gọi mùa thu tới, tôi đưa em về chân em bước nhẹ trời buồn gió cao, đời xin có nhau dài cho mãi sau...”

Tiếng đàn và sự cô quạnh của đêm khuya dễ gây cho người ta nỗi buồn và cảm giác đó truyền vào tôi rất nhanh. Ai đàn vậy nhỉ? Tôi mở tung cánh cửa ra, ánh sáng trong phòng hắt ra thềm. Tiếng đàn lẫn tiếng hát chợt im bặt. Tôi như tỉnh trước hành động vô thức của mình, nên lại vội vàng đóng sập cửa. Trở lại giường nằm, tôi rủa mình vô duyên.

Mặt trời hừng  lên bên kia đồi, bầy chim sẻ ríu rít, rộn ràng trên mái ngói. Buổi sáng mùa thu trời đầy mây trắng, một ngày sẽ lạnh hơn mọi ngày. Những chiếc lá rụng bay đầy trước sân hôm nay được tôi quan tâm hơn bằng những nhát chổi chậm chạp, thật khó giải thích tại sao tôi chờ đợi, tiếng đàn lúc khuya vẫn như văng vẳng bên tai, tôi cảm thấy hồi hộp trước cái giờ mà tôi biết căn nhà đối diện sẽ mở cửa, và…

- Uyên!

Tiếng gọi khẽ như sợ người được gọi nghe thấy, dù có ý chờ đợi cuộc gặp gỡ này song tôi không khỏi giật mình.

Thụy đang tiến về phía tôi, dáng đi của anh trầm tỉnh, lẳng lặng. Tôi hơi ngẩn ra, nghĩ  mãi để tìm một câu nói mở đầu sao cho thật tự nhiên, nhưng Thụy đã lên tiếng trước:

 - Có phải hồi đêm tiếng đàn của tôi đã phá giấc ngủ của Uyên?

Tôi ngạc nhiên  hỏi lại:

- Là anh đàn ư?

- Vâng! Và tôi đang tự hỏi tại sao cửa sổ nhà Uyên hồi đêm chợt mở ra rồi đóng sập lại đầy vẻ bực dọc?

Tôi nở nụ cười thân thiện:

- Anh đã hiểu nhầm, thật ra người hát hay quá, chỉ tiếc rằng tôi không được nghe hết…

Thụy thở phào:

- Vậy mà tôi cứ tưởng…

- Anh tưởng tôi là một người không biết thưởng thức một giai điệu hay như thế ư?

- Tôi không nghĩ như vậy, nhưng được biết Uyên không khó chịu vì điều ấy thì tôi yên tâm rồi.

Tôi biện minh:

- Tôi đã vụng về trong hành động, cử chỉ của mình, thật ra tôi mở cửa vì muốn tiếng đàn kia vọng sang rõ hơn và cũng muốn biết ai đàn…bên ấy! Anh biết không tôi rất “mê’’ bài Hạ trắng.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy nụ cười của Thụy, anh lộ vẻ vui, dường như ở con người  này mọi nỗi niềm biểu lộ nhiều qua ánh mắt hơn là lời nói.

O0O

Thụy mang đến tặng tôi bài Hạ trắng chép tay, những dòng nhạc kẽ cẩn thận và nét chữ nắn nót bằng mực tím, có minh họa một cô gái tóc dài đứng trên đồi thông, tà áo bay hứng đầy hoa nắng và ở mặt ngoài có trích ghi dòng chữ “Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây, gọi tên em mãi suốt cơn mê này…”

Từ đó những khi nghe tiếng đàn của Thụy ngân lên, tôi bèn mở hờ cửa sổ tỏ một tín hiệu lặng lẽ rằng tôi đang lắng nghe. Ở “bên kia”  bài Hạ Trắng được dạo lên nhiều lần, tiếng đàn trầm và luôn luôn tôi có cảm giác Thụy đang buồn.

Về mối quan hệ của Thụy và tôi, tôi thật sự khó hiểu, không biết Thụy nghĩ sao về tôi, vì có lúc anh tỏ ra quan tâm, thân thiện  với  tôi, lại có lúc anh như muốn lánh tôi và thật lạnh lùng. Phần tôi cũng tự chất vấn mình, đó chỉ là một sự ngưỡng mộ trước một người có nhiều biệt tài, hoặc có hơn thế thì đó là một thứ tình cảm chưa thể đặt tên bây giờ, vì xét cho cùng tiếng đàn của Thụy gần gũi với tôi hơn là anh.

    Nhưng bỗng nhiên tiếng Guitar không còn cất lên trong nhiều đêm, tôi chợt thấy trống vắng. Bản tính e dè không cho tôi sang “bên ấy” xem Thụy ra sao. Căn nhà đối diện vẫn còn những người ở cùng Thụy ra vào, chỉ vắng anh. Một tuần, rồi một tháng vẫn biền biệt. Như vậy là Thụy đã đi khỏi đây, vậy mà anh không hề nói với tôi một lời từ biệt. Tôi tự nhủ “Một người vô tâm, nên quên đi là  hơn!”.

Tôi sẽ không còn bận tâm và nhớ về Thụy như một ám ảnh nếu tôi đừng biết thêm một điều gì nữa về anh. Một thời gian không lâu sau đó, tôi tình cờ gặp  người bạn trọ chung nhà với Thụy, tôi không nén được lời trách cứ về việc Thụy chuyển đi mà tôi không hay biết. Người bạn ấy mới tiết lộ câu chuyện mà tôi cho rằng họ đã cố tình giấu kín. Trước khi đến đây Thụy đã lập gia đình, nhưng đó là một cuộc hôn nhân không hoàn hảo, cô gái ấy không có lỗi gì nhưng hoàn toàn không phù hợp với tính cách của anh, không hạnh phúc. Với đời quân nhân nay đây mai đó Thụy luôn xa nhà. Rồi do yêu cầu của công tác Thụy đã đến đây, không ngờ nơi dừng chân này trái tim anh đã rung động trước một người con gái nhưng anh ý thức việc đã có gia đình, Thụy phải giấu kín tình cảm của mình.

Tình yêu là một thứ không thể hỏi tại sao khi nó đến với người này thì lại dịu dàng, êm ả mà với người khác lại nghiệt ngã, trắc trở. Thụy đã trải qua những ngày mà tâm tư luôn nặng nề, u uẩn. Và trong một đợt tăng cường cho một đơn vị tác chiến Thụy đã hăng hái lên đường, cũng để không vướng vào một lầm lỗi mà anh chắc mình sẽ không tránh được, đó là khi tình yêu của anh sẽ không còn là mối tình đơn phương. Thụy ra đi khi trái tim anh đã hằn sâu một một ánh mắt, một dáng hình và hơn cả là người con gái ấy có một sự đồng cảm với tâm hồn anh. Nhưng Thụy đã không bao giờ trở về được nữa, anh mãi mãi nằm lại nơi chiến trường…

Tôi lặng đi, bàng hoàng trước một cảm giác như có một cái gì đó quí giá vừa rơi khỏi tay mình và đã tan, đã vỡ…

Đã nhiều năm trôi qua, khuôn mặt Thụy không còn rõ nét trong trí nhớ của tôi, nhưng mỗi khi bất chợt nghe đâu đó vang lên giai điệu của bài Hạ Trắng thì trong tâm hồn tôi lại gợi lên một sự tiếc nhớ rưng rưng. Mãi mãi tôi không quên được một hình ảnh đẹp mà Trịnh Công Sơn đã vẽ lên bằng lời nhạc, và Thụy là người tô điểm, đặt nó vào trái tim tôi.

Hồ Thụy Mỹ Hạnh

#donphuongthachthaopoet 

 

 Lạnh trọn đêm mưa

Huỳnh Anh

https://youtu.be/OhAZA4aq8OY?si=MsdYJZceviwfTLJ3


Thành Phố Mùa Thu

x132-

Thành Ph Mùa Thu

Thành phố đêm lặng lẽ dưới màng mưa

Mùa Thu sắp qua rồi anh có biết

Chiếc lá vàng cuối Thu em tha thiết

Ép vào trang thơ tình của đôi mình.

 

Những hạt mưa thì vẫn cứ vô tình

Rơi rả rích làm đêm càng hoang vắng

Trong trang thơ một nỗi sầu chẳng ngắn

Một khoảng trời thương nhớ đọng trên mi

 

Đến bao giờ mà nay Thu vội đi

Anh có biết cái gì còn ở lại

Trong tim em một mùa Thu khắc khoải

Đã nhuộm vàng kỷ niệm của ta xưa

 

Thành phố đêm lặng lẽ dưới màng mưa

Mùa Thu sắp qua rồi anh có biết…

Hồ Thụy Mỹ Hạnh

*Nhật báo Người Việt (Caliafonia) Ngày 5 tháng 9 năm 2008

 


Tình yêu như bóng mây

Nhạc: Song Ngọc

https://youtu.be/uuDJ5OdPYew?si=yHhoqCaOgNQ7bkBj



Tuổi già của Mẹ


x131.

Tui già ca M

Khi xưa khi tôi bé

Tóc mẹ tôi còn xanh

Như lá non trên cành

Khi mùa Thu chưa tới.

 

Tôi vẫn thường hay hỏi:

“Tóc trắng của mẹ đâu?

Con thích mẹ tóc màu

Trắng như là hoa bưởi!...”

 

Rồi thì mùa Thu tới

Đến Đông rồi Xuân sang

Tôi đâu biết thời gian

Đã làm bao thay đổi.

 

Giờ thì tôi không hỏi

Tóc mẹ vẫn bạc màu

Và những sợi tóc sâu

Sao mọc làm chi vội?

 

Khi xưa tôi hờn dỗi

Đòi tóc mẹ bạc màu

Giờ lòng tôi rất đau

Biết tuổi già mẹ đến!

(Chúa nhật 17.10.1993)

Đơn Phương Thạch Thảo

 

Còn Lại Tôi

x130.

Còn Lại Tôi

Em cứ hoài ngơ ngác mắt nai

Để mùa thu trong hồn tôi lặng lẽ

Vườn lá khô không tiếng ai bước khẽ

Tôi vụng về từ buổi ấy…yêu em!

 

Đường em đi trở thành con đường quen

Để những buổi tôi ngập ngừng theo dấu

Em chắc biết nhưng chã thèm rõ thấu

Một anh chàng khờ khạo vẫn làm thinh.

 

Và mùa thu thì vẫn cứ vô tình

Vẫn lặng lẽ ra đi, rồi lại đến

Để tất cả những ảnh hình yêu mến

Bỗng trở thành kỷ niệm của riêng tôi.

 

Con đường xưa giờ đã vắng em rồi

Chỉ còn những chiếc lá vàng thao thức

Và còn tôi, một tâm tư day dứt

Thầm trách mình ngày ấy vụng về sao…

            Đơn Phương Thạch Thảo

          *Tuổi Xanh Tháng 3 . 1996

ĐÒ CHIỀU

Nhạc:Trúc Phương

https://www.youtube.com/watch?v=ix0yXKqwuP0

 

 

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

HTMH- Báo Tuổi Xanh giới thiệu


RỒI SAU CƠN MƯA - Truyện ngắn

  

x16.

Truyện ngắn

RI  SAU  CƠN  MƯA

Hồ Thụy Mỹ Hạnh

Ngày tôi được sinh ra đời, dường như đó không phải là một ngày vui của ai cả. Bởi vì cả dòng họ và ba mẹ tôi đều mong đợi một đứa con trai, mà tôi lại là con gái trong khi tôi đã có chị rồi. Người thất vọng đầu tiên phải kể đến là ba tôi, ông gần như chẳng thèm ngó ngàng gì đến đứa con gái mà đối với ông là thừa này, ông rời khỏi nhà bảo sanh ngay khi được thông báo đứa con mà ông đang chờ đợi là con gái!

Những ngày sau đó ông không về nhà, để khỏa lấp vào sự thất vọng, ông âm thầm tìm đến với một người đàn bà khác, (Gọi là để “kiếm” con trai) ông phản bội má tôi vì một điều không phải lỗi nơi bà. Còn má tôi, khi biết chuyện như vậy, bà cũng hiểu ngay rằng chính tôi là “nguyên nhân” đẩy ba tôi ra khỏi hạnh phúc của gia đình. Sự căm hận ấy rất… chính  đáng! Vậy là tôi trở thành một cái gai, trong suy nghĩ của má tôi, tôi là người đã đem lại điều không tốt cho bà. Tôi là Sao - Chổi nên bị ht hi, bạc đãi ngay ở cái tuổi chưa biết gì.

Sau khi bình tâm lại, ba tôi ra sức làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn. Với cái suy nghĩ làm điều tốt để được phúc mà có con trai! Ông còn hứa rằng nếu má tôi sinh con trai thì ông sẽ để cho bà làm bất cứ điều gì bà muốn.  Chỉ sau đó không lâu, thì má tôi cũng sinh được con trai như mơ ước. Tin mừng ấy biến má tôi thành người “chiến thắng”. Ba tôi quay về mẫu mực, phục tùng. Thời ấy ba tôi đang ăn nên làm ra, tài sản có hàng chục chiếc xe chạy các tuyến đường. Má tôi chẳng phải lo gì về kinh tế, trong nhà có vài người giúp việc, nên bà thừa thời gian. Nhờ đứa con quý tử, má tôi muốn gì được nấy. Ba tôi không ngăn cản bất cứ điều gì má tôi muốn, ngay cả việc bà tập tành chơi bài để giết thời gian. Sáng tài xế đưa má tôi đến nơi bà muốn hoặc bà tự dùng Mobylette đi một mình. Những người bạn của má tôi thuộc giai cấp giàu có, họ cũng nhàn rỗi và thích giải trí bằng những con bài nhiều màu gọi là Tứ sắc. Càng ngày má tôi càng mê trò chơi đó và tài sản cũng nướng vào đó không ít. Khi ba tôi bắt đầu…hết chịu nổi! Ông cũng đi tìm gọi bà về, nhưng rồi đâu cũng vào đó…

Cứ thế thời gian trôi đi, tôi có thêm vài đứa em trai, gái nữa. Tôi lặng lẽ lớn lên bên chúng. Sẽ không có gì đáng để nói nếu không có một sự không may bất ngờ ập đến với tôi, khi tôi đang chơi rượt đuổi cùng chị tôi, trong một phút ngắn ngủi, làn gió độc từ đâu thổi tới khiến tôi ngã ra bất tỉnh, rồi biến tôi từ một đứa trẻ khỏe mạnh đang tung tăng chạy nhảy bị tê liệt cả nửa người. Ba má tôi cũng đã hết lòng chạy chữa cho tôi, nhưng y học ngày ấy không cứu nổi đôi chân của tôi. Tôi trở thành người tật nguyền bên cạnh chị và bầy em vẹn toàn của mình.

Mãi sau này lớn lên tôi vẫn thường xuyên nghe những người lớn trong dòng họ kể lại những việc xảy ra trong gia đình của tôi vào thời ấy, và nhất là tôi vẫn bị đứng bên lề tình thương như một mặc định hay đó là số phận của tôi. Tôi vẫn thường xuyên nghe về điều đó, có người kể vì sự cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của tôi, có người kể vì họ trách giận má vì máu mê tứ sắc của bà.

Còn má tôi từ chỗ tìm đến những lá bài như một trò giải trí, thì giờ đây lại biến thành niềm đam mê không từ bỏ được. Ngày nào cũng thế, ba tôi đi làm thì bà cũng nối gót đi ngay. Của cải dần dần đội nón ra đi, kinh tế gia đình bắt đầu sa sút. Má tôi cố che đậy bên này lại hở bên kia, và tôi lại cũng là chỗ để bà trút những bực  bội:

- Vì xưa kia chạy chữa cho mày nên mới thâm hụt. Của cải hết là tại mày. . .

Lúc không chạy chữa nữa, tài sản vẫn về với chủ khác, tôi vẫn tiếp tục bị trách mắng:

- Có một đứa như mày trong nhà thì làm gì cũng phải thất bại. . .

Dù là nguyên nhân gì tôi cũng phải cam chịu vì tôi đâu có cách để tự cứu mình. Tôi đã lớn để ý thức về bản thân mình. Những người bệnh tật khác không biết là có tội hay không? Nhưng riêng với tôi thì đúng là tôi có tội trong suy nghĩ của những người trong gia đình, đó là cái tội không được vẹn toàn như các chị em của tôi. Tôi không được sự quan tâm chăm sóc, không  được học hành đến nơi, đến chốn. Không được hưởng một sự ưu ái nào, ngược lại tôi phải làm tất cả những chuyện lớn bé trong nhà khi mà ba má tôi không thuê người giúp việc nữa. Một bầy em nheo nhóc san sát tuổi nhau cần sự săn sóc của chị, nhưng dù có cố sức đến đâu tôi cũng  không hoàn thành tốt công việc của mình vì đôi chân khập khiểng. Tôi thường phải nhận những trận đòn vì những sai sót của mình mà không biết than van cầu cứu với ai,  mà cũng có ai bận tâm làm gì chuyện nhà người khác, chỉ thỉnh thoảng có một người cô đến nhà tôi chơi, thấy những vết roi còn đỏ trên cánh tay tôi, lúc không có ai, bà mới buộc miệng than:

- Con còn nhỏ mà mắt của con buồn quá, thảo nào số phận con phải chịu như vậy. Khi mới sinh ra nhìn con đã rất khác biệt với những đứa trẻ khác, tóc nhiều lắm mà mắt thì đen láy…

Những lúc như thế, tôi tha hồ mà khóc vì có người thương xót cho mình.

Năm tháng cứ thế trôi đi, tôi cứ tự an ủi, vỗ về mình hãy cố mà sống. Mẹ nào lại chẳng thương con, chỉ vì tôi xung khắc với má nên mới bị đối xử như vậy. Tôi đặt hết tin tưởng vào bầy em của tôi, một ngày nào đó lớn lên chúng sẽ hiểu tôi, vì tôi hết lòng thương yêu chúng. Tôi đã “từng trải” với sự đau đớn trong tâm hồn và cả thể xác. Mười mấy tuổi đầu, người khác thì đang sống trong vô tư, hồn nhiên, còn tôi thì đã từng thốt lên trong tuyệt vọng “Thượng đế ơi! Cầu xin giải thoát cho con”

ooo

Rồi sau biến cố của đất nước. Tiếp theo là những khó khăn mà trong tình hình lúc đó gia đình nào cũng bị ảnh hưởng. Gia đình tôi quá đông người thì càng không tránh được điều đó. Má tôi dù muốn dù không cũng phải bươn chải kiếm sống vì ba tôi phải vào nghiệp đoàn, mỗi tháng lãnh những đồng lương ít ỏi không đủ lo cho gia đình. Nhìn má đi sớm, về khuya tôi rất thương vì tôi nghĩ má đã bắt đầu một cuộc đời khác, với một cách sống khác. Bà chấm dứt trò chơi đen đỏ. Tôi cũng không có thời gian để nghĩ đến bản thân mình, tôi phải chung sức với má để lo cho bầy em nhỏ. Tôi ra chợ buôn bán, tôi lãnh hàng gia công may, đan, thêu. Tôi làm tất cả những gì mà khả năng tôi có thể. Tuy vất vả nhưng tôi hạnh phúc vì đã chứng tỏ được tôi không phải là người vô dụng như lời má tôi thường nói. Tôi cứ lao vào công việc kiếm sống, trong đầu chỉ nghĩ đến có gạo để đổ vào nồi cho mười mấy người đang tuổi ăn. Tôi không có thời gian để tham gia vào bất cứ cuộc vui chơi nào, cứ để đời trôi như mảnh gỗ đã lỡ rơi xuống dòng sông…    

Rồi khó khăn cũng qua đi. Nhưng tôi không dừng lại được “trọng trách” của tôi đối với gia đình, giờ đây đã thành một việc hẳn nhiên mà tôi phải đảm nhận. Suốt ngày tôi tất bật bởi công việc. Tôi khéo tay và có đông khách hàng, kiếm tiền không khó nhưng tôi không giữ lại gì cho riêng mình. Tôi có bầy em nhỏ và tất cả vì chúng, tôi xem đó là  “tài sản” của tôi và tôi tin tưởng rằng sau này mình sẽ được đền bù. Ngày này qua ngày khác với tôi cứ vòng quanh với việc: Sáng ra chợ buôn bán, tối về phải đi họp theo đoàn thể, khuya canh pha sữa cho đứa em út và chăm sóc nó. Tôi dành hết yêu thương cho các em của tôi và không cảm thấy thiệt thòi gì khi phải lo cho chúng.

Nhưng khi các em tôi trưởng thành, vài đứa làm ra tiền, đã quen với sự nuông chìu trước đây của má tôi, chúng hoàn toàn làm theo cách chúng thích và tôi lại là người đối nghịch với các em của mình từ quan điểm, cách nghĩ, đến cách làm. Tôi cũng không thể khuyên bảo gì được chúng, vì chúng có sự hậu thuẫn của má tôi khi tôi lên tiếng.

Đó cũng là lúc sức khỏe của tôi bắt đầu suy giảm, tôi bị suy nhược cơ thể mà không có thời gian để nghỉ ngơi. Tôi không còn trẻ nữa! (Không phải vì tuổi tác, mà vì suy nghĩ, tư tưởng của tôi đã quá già…) Công việc cũng hạn chế, và dĩ nhiên tôi bị sự ngờ vực của má:

- Lúc này ít chi phí mà vẫn bảo là không có tiền, bắt đầu biết cất giấu rồi, vậy thì sống riêng ra cho sung sướng, để mẹ con tui cực khổ với nhau không ảnh hưởng đến. (Má tôi thường lập lại như thế mỗi khi bà nổi giận với tôi)

Những đứa em của tôi chẳng cần suy nghĩ những lời như thế có bất công cho tôi không, cũng bắt chước lên tiếng, đi theo con đường mà má tôi đã vạch ra, đầu tiên là đứa em trai quý tử:

- Chị đi khỏi nhà này đi, thử không có chị tụi này có sống được không.

Bằng giọng điệu ấy, các em tôi thay nhau nói, thậm chí là rất hỗn xược mỗi khi có chuyện mâu thuẫn với tôi, mà cái chuyện ấy thì xảy ra thường xuyên chỉ vì tôi không đáp ứng được nhu cầu cần tiền của má tôi. Sự uất ức đôi lúc khiến tôi không còn nhân nhịn được, tôi cũng gào lên kể lể:

- Công sức tiền của tôi đã bỏ ra hết cho gia đình này, bây giờ đau ốm tôi phải tự lo một mình, chưa đủ sao?

Vậy là bất đồng càng nghiêm trọng, má tôi phủ nhận lời tôi nói:

- Mày lo cho gia đình được cái gì mà kể công?

- Vì má bất công với con nên con mới phải nói vậy, tại sao với những người kia má không đối xử như thế?

- Vì mày không giống bầy con của tao, mày xem có đứa nào đi đứng giống mày không?

Câu nói của má như một lằn roi vung ra trúng đích, nó quất vào vết thương vẫn mưng mủ trong tâm hồn tôi. Trước mọi người tôi đã không khóc, đã ngỡ như hóa đá. Nhưng có nước mắt nào đủ cho những đêm khuya còn một mình tôi? Có giấy bút nào cho tôi trút được hết nỗi đớn đau đang gậm nhấm dần mòn tôi? Tâm trạng của tôi nhiều lúc rơi xuống tận cùng đáy sâu của tuyệt vọng, khiến tôi cảm thấy sự có mặt của tôi trên đời chỉ là một sự tồn tại chứ không hề sống cho đúng nghĩa. Một cuộc đời thật vô nghĩa, nó giống như một món nợ mà tôi đang phải trả.

Tôi không có được một điểm tựa tinh thần, và trong nỗi tuyệt vọng đó tôi đành hướng vào cõi tâm linh mà tôi tin tưởng rằng có. Tôi khẩn thiết cầu xin thượng đế hãy tha bớt tội lỗi cho tôi nếu tôi có lỡ lầm gây ra ở một kiếp nào mà tôi không biết. Cầu xin đừng trừng phạt tôi nữa và sớm giải thoát cho tôi khỏi cuộc sống này, để một sáng mai nào đó tôi được mãi mãi bình yên trong giấc ngủ không bao giờ thức nữa, nhưng thời gian vẫn vô tình lặng lẽ trôi, sự bất hạnh vẫn đặt lên vai tôi những điều tôi không muốn. Thậm chí lạc vào giấc mơ tôi cũng không gặp được một niềm vui.

Tôi không có cuộc sống sung sướng, tôi không được ủ đầu vào lòng mẹ như những người con khác. Tất cả chỉ vì tôi là một đứa con không hoàn hảo như ý muốn của mẹ cha, dù đứa con ấy không phải là gánh nặng, chưa bao giờ là gánh nặng cho ai. Bởi tôi luôn luôn ý thức để vượt lên số phận của mình.

Tôi cũng biết rằng má tôi không hoàn toàn ghét bỏ tôi, chỉ vì ngày sinh ra tôi bà đã bị một cú sốc tinh thần nhưng không ai chịu hiểu lỗi không phải tại bà, (Càng không phải lỗi tại tôi). Tôi cũng hiểu chỉ vì gặp phải khó khăn không biết trông cậy vào đâu, má lại luôn nghĩ  rằng tôi có của riêng đang cất giấu nên trút sự bực tức vào tôi cho hả lòng. Bà không nghĩ rằng chính những câu nói vô tâm bị bà buộc miệng để tỏ ra không cần tôi, lại là cái cớ cho bầy em dựa vào đó mà xô tôi ra khỏi vị trí trong gia đình.

 Cuối cùng không còn cách nào khác là tôi đành chấp nhận làm người bên lề của gia đình, rút vào một góc riêng của mình. Ngày tôi làm một cái bếp riêng cho mình ngay trong ngôi nhà chung. Khi đó trong túi tôi chỉ  có một khoản tiền ít ỏi, ngoài ra không có một thứ vật chất nào khác, vì trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc cất giấu riêng!

 Nếu tôi được đối xử bình đẳng, thì có lẽ không bao giờ tôi tính đến việc phải tích lũy để phòng lo cho bản thân mình. Vì suy ngẫm lại, tôi thấy tương lai đen tối của chính tôi qua những gì tôi bị đối xử, từ đó tôi tằn tiện tất cả những gì có thể, tôi chưa bao giờ biết hoang phí, tôi chỉ thực hiện những việc tôi cần chứ chưa bao giờ được làm những gì tôi muốn, có lẽ vì sự khắc nghiệt của cuộc sống đã  hun đúc nên con người tôi như vậy.

Không biết có lúc nào má tôi chạnh lòng vì cảnh cô độc của tôi? Giờ đây bà luôn ca cẩm vì những đứa con không biết lo khiến bà không yên tâm tuổi già. Tôi xót cho má nhưng không giúp được gì cho bà nữa, tất cả đã đẩy tôi quá xa với sự cảm thông rồi, tấm lòng của tôi đã bị phủ nhận, tôi hụt hẫng trong tâm trạng mất mát, côi cút. Tôi không cần giải thích với ai vì sao giờ đây tôi chợt trở nên cứng rắn, lạnh lùng trước những việc mà trước kia tôi không đợi ai nhắc mình phải làm, bởi vì tôi đang sống cho tôi, cho một con người có quá nhiều bất hạnh mà từ lâu tôi đã quên, dù tôi biết không có vật chất nào có thể xoa dịu được nỗi đau trong tâm hồn tôi, vì nó đã di căn, đã trầm trọng.

Tôi tự an ủi, vỗ về mình hãy cố nở nụ cười, đời sống này nếu là nợ, thì hãy cam lòng trả nợ. Hãy giấu nỗi đau  kia trong lòng để  đứng vững.

Tôi cũng không còn trách hờn thượng đế khi tôi sinh ra trên đời là đã đồng nghĩa với sự không may mắn, vì thượng đế đã bù lại cho tôi khối óc biết suy nghĩ đúng sai, cho tôi nghị lực để không gục ngã trước bất công vẫn tồn tại ở đời.

Đêm tôi lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài hiên, tiếng gió làm những cành lá va đập vào nhau xào xạc  và tôi tự nhủ “Có gió mưa nào rứt hết được những chồi cây, rồi chúng sẽ vươn lên, mạnh mẽ. . .”

Hồ Thụy Mỹ Hạnh


 

Nỗi đau từ đây

Ngô Thụy Miên

https://youtu.be/0Zo2oiPkaAM?si=MBQmbfJRoWynCNpQ


Cám ơn Vì Có Anh (Truyện ngắn)

  x79. Truyện ngắn Cám ơn Vì Có Anh ... Hồ Thụy Mỹ Hạnh Hơi ấm giữ tôi lại trong chiếc chăn cuộn kín cả đầu chỉ chừa mặt ra để thở. ...